Đừng cho bé ăn dặm kiểu Nhật nếu mẹ chưa biết những điều này
- ruoc hau
- Jun 4, 2020
- 4 min read
Cha mẹ Nhật cho con ăn dặm từ khá sớm, thường là sau khi sinh 100 ngày. Sữa vẫn là thức ăn chính và mục đích của ăn dặm là giúp trẻ làm quen với mùi vị và kích thích phát triển vị giác của con.

1/ Ăn dặm kiểu Nhật và những điều mẹ cần biết
Ăn dặm kiểu Nhật chú trọng đến vị giác và sự thích thú của trẻ với thức ăn, giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và làm quen được với những món ăn phù hợp từng giai đoạn phát triển.
Đặc điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đó là:
Bắt đầu mỗi ngày 1 bữa với tỷ lệ pha loãng là 1:10.
Đủ 3 nhóm chất: tinh bột, đạm, vitamin & khoáng chất.
Ăn đúng giờ giấc, có thể cho bé ăn cùng bữa với cả nhà, không đi rông, không ép trẻ ăn, tập cho bé tự dùng muỗng.
Không trộn nhiều loại thức ăn, món mới mẹ nên tập cho trẻ ăn lượng rất ít.
Điều chỉnh độ thô phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

2/ Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Người Nhật rất chú trọng đến sức khỏe và có những phương pháp chăm sóc cuộc sống rất thú vị. Ăn dặm theo cách của người Nhật có nhiều ưu điểm nổi bật như:
Trẻ phát triển vị giác từ rất sớm, phân biệt được món ăn yêu thích hoặc không, phản xạ nhai nuốt cũng hình thành khá sớm.
Cha mẹ biết được món ăn nào là phù hợp với trẻ, món ăn nào gây nên những phản ứng không mong muốn.
Để trẻ tự khám phá món ăn, không ép trẻ ăn nhiều nên trẻ hứng thú hơn với mỗi bữa ăn.
Phối hợp thực đơn đa dạng theo từng độ tuổi nên đầy đủ nhóm chất cần thiết.
3/ Nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Vì tính phù hợp về thể chất với người châu Á thế nên nhiều bà mẹ Việt cũng khá đắn đo áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con trẻ. Thế nhưng bên cạnh những ưu điểm kể trên, chế độ ăn dặm này cũng có những nhược điểm nhất định như:
Hệ tiêu hóa của bé khi mới sinh được khoảng 100 ngày vẫn còn rất non nớt, hệ vi sinh đường ruột của con có thể bị phá hủy nếu ăn quá sớm. Thế nên việc ăn dặm thời điểm lý tưởng nhất là khoảng từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 6.
Mỗi bữa ăn trẻ ăn rất ít và tập tự dùng muỗng nên mẹ sẽ khá mất thời gian trong việc chuẩn bị và dọn dẹp.
Phương pháp ăn này chú trọng vào trải nghiệm của con nên không tăng cân nhanh như các phương pháp khác nên ít nhận được sự ủng hộ của gia đình.
4/ Cho bé ăn dặm kiểu Nhật có khó không?
Theo nhận xét của nhiều mẹ nuôi con bằng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, khó khăn lớn nhất gặp phải đó là khâu chuẩn bị món ăn khá phức tạp và mất thời gian so với cách ăn truyền thống. Do đó mà mẹ có thể cân nhắc lựa chọn đến một số các sản phẩm ăn liền được chế biến an toàn, tiện lợi, không chất bảo quản, nêm gia vị,… Một trong số đó là các sản phẩm ruốc hải sản của Bavabi.
>>> Tham khảo chi tiết: Ruốc hàu Bavabi giàu dinh dưỡng được các bà mẹ lựa chọn cho thực đơn bé ăn dặm

5/ Gợi ý thực đơn ăn kiểu Nhật theo từng giai đoạn
Để giúp mẹ có thêm những thông tin về phương pháp ăn dặm này trước khi đưa ra quyết định, hãy tham khảo thực đơn theo giai đoạn sau đây:
Tuần đầu tiên (tháng thứ 5)
Ăn cháo loãng, xay nhuyễn tỷ lệ 1:10 (1 gạo :10 nước) mỗi ngày một bữa. Lượng ăn như sau:
2 ngày đầu tiên: 1 muỗng (khoảng 5 ml)
3 ngày tiếp theo: 2 muỗng (khoảng 10 ml)
3 ngày tiếp theo: 3 muỗng (khoảng 15 ml).
Tuần thứ 2 – tháng thứ 6
Các thực phẩm trẻ có thể ăn là: các loại rau củ, cháo loãng, khoai lang, bánh mì, phô mai, sữa chua, lòng đỏ trứng, đậu hũ, bí đỏ, cà rốt, củ cải, bắp cải, cải bó xôi,… Nếu trẻ tỏ ra từ chối và không thích ăn, mẹ nên dừng lại 2, 3 ngày rồi mới thử lại. Thức ăn chế biến mịn, trơn và loãng để tránh khiến trẻ bị nghẹn.
Tháng thứ 7 – 8
Khi này trẻ đã có thể ăn các món ăn chế biến thô hơn so với tháng trước, mẹ có thể tập cho trẻ ăn nhiều món mới và ăn các món hỗn hợp. Mẹ có thể cho con ăn 2 bữa ăn dặm mỗi ngày, sữa vẫn là thức ăn chính của con. Tuy nhiên mẹ tránh chọn các món ăn cứng và chú ý trẻ khi ăn để tránh bị nghẹn, hóc.
Ngoài các thức ăn như thang thứ 6, mẹ có thể cho con ăn thêm mì, ngũ cốc, lòng trắng trứng, gà, gan, nấm,…
Tháng thứ 9 – 11
Giai đoạn này trẻ vẫn ăn theo chế độ giống với khi tháng thứ 7, 8 nhưng lượng ăn tăng nhiều hơn một chút để đủ năng lượng phát triển. Thức ăn mẹ chế biến cũng thô hơn để bé tăng khả năng nhai nuốt và thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa.
Mẹ có thể thêm một vài món như thịt bò, thịt heo, hải sản,… vào bữa ăn của con.
Trẻ 12 – 18 tháng tuổi
Trẻ có thể ăn 4-5 bữa với 3 bữa chính và 2 bữa phụ, uống thêm sữa ngoài để bổ sung dưỡng chất cho trẻ cao lớn.
Mẹ có lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hãy không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tính phù hợp với sở thích của trẻ. Mẹ cũng nên chuẩn bị cả thời gian biểu và tâm lý trước khi trẻ bắt đầu bước vào khoảng thời gian ăn dặm nhé.
>>> Xem thêm: Nguyên tắc cho bé ăn dặm cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ
Comments