Khi nguồn sữa không còn cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho bé nhanh lớn, mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm (từ tháng thứ 6). Bé làm quen và tỏ ra yêu thích các món cháo mẹ nấu nhưng bé lại không chịu uống sữa. Vấn đề này về lâu dài có ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân do đâu và mẹ nên xử trí thế nào?
1/ Bé ăn dặm không chịu uống sữa có ảnh hưởng sức khỏe không?
Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Sữa nói chung và sữa mẹ nói riêng là thực phẩm vàng với các thành phần dinh dưỡng cân đối nhất, hỗ trợ tốt nhất cho cả thể chất và trí não. Bé nên được duy trì uống sữa trong những năm đầu để phát triển toàn diện mà thức ăn không thể bù đắp được.
Nếu thời gian dài trẻ bỏ sữa sẽ khiến cho nguồn kháng thể (chủ yếu trong sữa mẹ) bị giới hạn và từ đó mang đến nhiều nguy hại về sức khỏe sau này như hay ốm vặt, nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển,,… Hơn nữa ăn dặm nhiều để bù lại lượng sữa sẽ khiến cho bé có nguy cơ bị thừa cân, béo phì.
2/ Nguyên nhân nào khiến bé ăn dặm không chịu uống sữa?
Có nhiều nguyên nhân khiến sữa không còn là thức ăn yêu thích của trẻ khi bắt đầu ăn dặm, có thể kể đến như:
Do nguồn sữa hạn chế
Trong trường hợp trẻ bú mẹ, khi được tập ăn dặm sẽ bớt thời gian bú mẹ hơn, do đó mà sự kích thích của tuyến sữa cũng giảm đi khiến tuyến sữa tiết lượng ít hơn. Khi bé bú nhưng lượng sữa mẹ tiết ra ít cũng là một phần nguyên nhân khiến bé chán sữa.
Đồ ăn dặm hấp dẫn hơn sữa
Đồ ăn dặm mẹ chưa bỏ thêm gia vị gì nhưng với vị thơm, ngọt tự nhiên từ thực phẩm cùng màu sắc bắt mắt lại khiến các bé rất thích thú. Ngoài ra trong cháo ăn dặm mẹ thường cho thêm dầu ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn nên sữa giờ đây không thu hút trẻ nữa.
Trẻ mọc răng khó chịu
Thời điểm bé tập ăn dặm cũng là lúc những chiếc răng bé xinh của trẻ bắt đầu nhú lên khiến lợi ngứa ngáy khó chịu. Khi này việc gặm đồ ăn dặm giúp răng lợi của trẻ thoải mái và dễ chịu hơn nên bé không còn yêu thích uống sữa.
Ăn dặm quá nhiều
Bé yêu thích các món mẹ chế biến nên mẹ thường có tâm lý cho con ăn nhiều cho nhanh lớn. Khi trẻ đã quá no sẽ không còn muốn uống sữa nữa. Giờ ăn không cố định cũng ảnh hưởng đến vị giác của con khiến sữa không còn tạo được hứng thú như trước.
3/ Giúp mẹ khi bé ăn dặm không chịu uống sữa
Trên thực tế là hầu hết trẻ nhỏ đều rất yêu thích uống sữa nhưng nếu con bạn đang gặp phải tình trạng trên, những cách giải quyết đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn xử lý hiệu quả.
Đảm bảo lượng sữa mẹ hoặc thay đổi sữa công thức
Nếu nguồn sữa mẹ bị thiếu hụt khiến trẻ bú được ít dẫn tới chán, mẹ cần phải cân đối lại chế độ ăn của mình và bổ sung các thực phẩm tăng tiết sữa để kích thích như thịt bò, các loại hạt, trái cây,… Mẹ nên lưu ý móng giò không phải là món tăng tiết sữa như quan niệm xưa cũ, nó có chứa rất nhiều chất béo nên mẹ cần hạn chế tránh bị thừa cân nhé.
Với trẻ uống sữa công thức, ngoài nguồn gốc và hạn dùng là điều bắt buộc cần quan tâm thì mẹ nên thay đổi hãng sữa mới hay hương vị mới để giúp bé hứng thú trở lại.
Điều chỉnh chế độ ăn
Bao gồm về giờ giấc và lượng thức ăn, mẹ cần phải cân đối lại trong từng giai đoạn phát triển của trẻ. Cách làm này khiến chừa ra một khoảng thời gian để bé đủ “đói” và đòi bú mẹ. Lịch ăn mẹ có thể tham khảo:
>>> Tham khảo: Dinh dưỡng cho bé từ 0 – 5 tuổi cho bé
Bé 6 tháng tuổi: 2 bữa bột,cháo loãng/ngày
Bé 7 – 9 tháng tuổi: 2-3 bữa bột đặc/ngày
Bé 10 – 12 tháng tuổi: 4-5 bữa cháo đặc/ngày.
Bé ăn dặm không chịu uống sữa nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ, thế nên mẹ hãy luôn theo dõi thói quen của con để sớm có những thay đổi phù hợp nhé.
Để những bữa ăn dặm của con luôn ngon miệng, đủ lượng và đủ chất mà không khiến trẻ chán sữa, mẹ hãy chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như hải sản để thêm vào bữa ăn của con. Ruốc hải sản Bavabi cũng là lựa chọn hoàn hảo vào những hôm mẹ bận rộn không có thời gian chuẩn bị. Khi trẻ trên 3 tuổi đã có thể ăn cơm với gia đình, những bữa sáng nhanh gọn và đủ chất với ruốc hải sản sẽ rất phù hợp mà mẹ chớ bỏ qua.
>>> Tham khảo chi tiết : Ruốc hàu bavabi Vân Đồn, Quảng Ninh
Comments