Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ và những điều bố mẹ cần biết
- ruoc hau
- May 28, 2020
- 3 min read
Ngoài các phương pháp can thiệp và điều trị thì việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là cách để cải thiện hội chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên, trước khi xây dựng thực đơn cho bé, mẹ cần nắm rõ 3 điều cơ bản cực kỳ quan trọng sau.

1/ Biết thực phẩm nào trẻ tự kỷ cần tránh
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ. Thậm chí, nhiều bằng chứng còn cho rằng, tự kỷ là chứng rối loạn sinh lý phức tạp do sự tương tác mãnh liệt giữa hệ tiêu hóa và não bộ. Do đó, hiểu được dinh dưỡng của trẻ tự kỷ sẽ giúp việc chăm sóc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Điều đầu tiên, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ, bố mẹ cần biết những thực phẩm nào khiến con mình trở nên tệ hơn khi sử dụng để tránh. Dưới đây là tổng hợp những thực phẩm mà theo giới chuyên gia, chúng không tốt, thậm chí là tác động tiêu cực đến hành vi của trẻ tự kỷ:

Thức ăn giàu tinh bột/đường tinh chế
Sữa bò, sữa dê: Casein trong sữa trộn với acid trong dạ dày tạo thành exorphin, chất này liên kết với opioid gây ra các rắc rối trong khả năng tập trung, khiến cơ thể trẻ tự kỷ trở nên khó chịu
Thực phẩm chứa gluten (lúa mì, lúa mạch), chúng tác động không tốt đến hoạt động của tiểu não khiến trẻ cảm thấy tệ hơn.
Ngô (bắp)
Thực phẩm chứa phụ gia, phẩm màu, chất tạo mùi, hương liệu…
2/ Hiểu thực phẩm nào cần bổ sung
Rất nhiều thực phẩm hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị chứng tự kỷ ở trẻ. Vậy nên, bên cạnh việc tích cực thực hiện các biện pháp điều trị, các bậc phụ huynh đừng quên bổ sung vào thực đơn của con mình những thực phẩm sau:

Thay vì sữa bò, sữa dê hãy chọn sữa từ thực vật như sữa hạt, sữa gạo, dừa, hạt kê…
Thực phẩm giàu acid béo omega-3 như cá thu, cá mòi, hạt bí, dầu oliu, cá cơm, hàu, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó, đậu nành, súp lơ, bắp cải…
Thực phẩm giàu vitamin D như nấm, trứng, tôm…
Thực phẩm giàu sắt: hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, đậu phộng, củ cải đỏ, dưa hấu, lựu, táo…
Thực phẩm giàu photpho: hàu, lòng đỏ trứng, gan…
Thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, cam, chanh, quýt…
Tăng cường rau củ quả, trái cây và các loại hạt
Gia vị như hành, tỏi
>>> Tham khảo: Dinh dưỡng cho bé từ 0 – 5 tuổi cho bé
3/ Học cách quan sát và thấu hiểu con
Nguyên tắc quan trọng nhất khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ đó chính là phải thật sự thấu hiểu bé, để làm được điều này bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian để theo dõi các hành vi, cử chỉ cũng như thái độ hằng ngày của bé với các sự vật, sự việc xảy ra với bé. Điều này sẽ giúp bố mẹ biết con mình thích điều gì, sợ cái gì và ghét hành động nào, thực phẩm nào…

Hiểu được con sẽ giúp bố mẹ dễ dàng tiếp xúc, nói chuyện cũng như có những thay đổi phù hợp trong chế độ dinh dưỡng, bởi cùng là tự kỷ nhưng mỗi bé sẽ có những sở thích và hành vi khác nhau. Ngoài ra, khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho con mình, tốt nhất bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được chúng có thực sự tốt cho thể trạng của trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần ghi nhớ, mọi thay đổi cần được tiến hành từng bước, tuyệt đối không ép con thay đổi ngay lập tức, nhất là khi chúng không muốn.
Như vậy, bên cạnh các liệu pháp điều trị, không thể phủ nhận chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị cho trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, quan trọng trên hết vẫn là bố mẹ cần quan sát và hiểu con mình, đó mới là chìa khóa để kết nối bố mẹ và con cũng như mọi người xung quanh, từ đó giúp con bạn vượt qua được hội chứng tự kỷ. Hy vọng với những chia sẻ trên đã phần nào mang đến những thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh, những người đang quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ.
>>> Tham khảo chi tiết : Ruốc hàu bavabi Vân Đồn, Quảng Ninh
Comments