Những giá trị dinh dưỡng của ngao đối với sức khỏe con người
- ruoc hau
- Aug 11, 2020
- 5 min read
Ngao còn được gọi là nghêu sống chủ yếu trong lớp bùn cát của đại dương. Do đó, chúng đậm đà mùi vị đại dương, có kết cấu dai và có tính hàn. Hãy cùng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của ngao – loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn gia đình nhé.

1/ Giá trị dinh dưỡng của ngao
Ngao có đầy đủ các vitamin và khoáng chất có lợi, ngoài ra ngao còn giàu protein, sắt, vitamin, khoáng chất và chất béo tốt. Sử dụng ngao sẽ hỗ trợ sức khỏe tim mạch của bạn tốt hơn.
Ngao là “vitamin tổng hợp” tự nhiên
Ngao chính là loại thực phẩm có chứa đầy đủ các vitamin tổng hợp tự nhiên có thể giúp bạn đáp ứng thiếu hụt selen, mangan, vitamin C, B 12, đồng, phốt pho, và riboflavin và thiếu sắt. Những vitamin này cực cần thiết cho quá trình hình thành xương và răng, chống lão hóa xương khớp.

Ngao có nhiều sắt hơn thịt bò
Ăn ngao là cách bổ sung lượng sắt hàng ngày một cách hoàn toàn tự nhiên, dễ dàng, an toàn và hiệu quả. Ngao giúp tăng cường lượng huyết sắc tố tối ưu, đặc biệt tốt cho phụ nữ mãn kinh. Hơn nữa, vitamin C có trong ngao giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ hoàn toàn chất sắt tiêu thụ.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Ngao giàu omega-3, chất béo có lợi cho tim mạch. Ăn ngao giúp tim khỏe mạnh hơn và giảm các rủi ro về huyết áp. Ngao cũng là loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giảm căng thẳng và tốt cho xương khớp.
Giúp tăng khả năng miễn dịch
Ngao rất giàu vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, làm vết thương nhanh lành và ngăn ngừa bệnh tật.
Giảm cholesterol xấu
Ăn ngao như một nguồn protein lành tính, không chất béo bão hòa gây hại cho cơ thể. Vậy nên, ngao giúp làm giảm mức cholesterol trong cả máu và gan.
Khắc phục tình trạng thiếu vitamin B12
Nếu thiếu B12, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi mặc dù đã nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Ngao chứa hàm lượng B12 cao – loại vitamin duy trì chức năng thần kinh.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm 11 món ngon từ tép khô cho bữa cơm gia đình thêm phong phú
2/ Ai nên ăn ngao nhiều?
Phụ nữ và đặc biệt là phụ nữ mang thai
Trong thịt ngao có đầy đủ các chất protit, gluxit, lipid, nhiều vitamin và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngao rất nhiều photpho cần thiết cho sự hình thành xương, răng của bào thai. Ngoài ra, photpho cũng cần thiết cho cơ thể mẹ.
Hàm lượng protein trong ngao cao hơn nhiều so với thịt, giúp xây dựng các mô bào thai, ngăn ngừa béo phì ở phụ nữ mang thai vì đây là loại protein ít calo.

Ăn ngao mỗi tuần 2 lần sẽ giúp kiểm soát cân nặng. Không chỉ thế, hàm lượng vitamin A lớn chứa trong ngao giúp người mẹ có làn da khỏe mạnh.
Ngao cũng được khuyên dùng cho phụ nữ mãn kinh.
Phát triển chiều cao ở trẻ
Ngao giúp “chữa lành” vấn đề về tiêu hóa, giúp tăng cảm giác ngon miệng cho bé. Dinh dưỡng trong ngao còn tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể, là một yếu tố giúp phát triển chiều cao một cách tự nhiên ở trẻ.
Tốt cho người mới ốm dậy
Ngao chứa thành phần đạm tương đối cao nhưng lành tính nên phù hợp với người cần ăn để hồi phục cơ thể sau ốm, tăng cường miễn dịch.
>>> Xem thêm: Sản phẩm Ruốc ngao giàu dinh dưỡng của Bavabi rất thích hợp cho người già , trẻ em và phụ nữ mang thai dùng hằng ngày
3/ Những lưu ý khi ăn ngao
Không tốt với người bị bệnh gout
Ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, do đó ngao cũng là loại có thành phần purin cao. Chất purin trong cơ thể sẽ được phân giải thành axit uric – nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì thế người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao đối với những người có bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout.
Bệnh đau dạ dày
Ngao là loại thực phẩm có tính lạnh, không tốt với những người bị đau dạ dày. Nếu vẫn muốn ăn ngao, khi dùng nên ăn thêm 1 ít gừng tươi để điều hòa.

Người dễ bị cảm lạnh
Ngao tính hàn nên người bị cảm lạnh nên hạn chế ăn ngao, đặc biệt trong thời tiết mùa đông.
Người mắc bệnh thận
Ngao có tính lạnh và vị mặn ở biển nên những người mắc bệnh thận, ăn kém, chậm tiêu không nên ăn ngao.
Ăn ngao vào mùa đông
Ngao rất bổ dưỡng và cung cấp nhiều chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, ngao có tính hàn, chỉ sử dụng tốt nhất vào mùa hè. Nếu trong thời tiết giá lạnh, dùng thực phẩm này chế biến các món ăn thì có thể dẫn đến lạnh từ bên trong nên sẽ gây ra bệnh tiêu chảy.
Những người bị bệnh dị ứng
Khi ăn ngao có thể gây dị ứng, thậm chí tiêu chảy, nôn, phát ban. Protein trong ngao có thể hấp thụ trực tiếp qua đường tiêu hóa nó là dị nguyên, gây dị ứng mạnh. Vì thế những người dị ứng nên cân nhắc ăn.
Lưu ý để ăn ngao đúng cách
Các món ăn chế biến từ ngao phải nấu kỹ vì trong ngao ẩn chứa ký sinh trùng. Đặc biệt, không ăn ngao đã chết, dập, nứt vỏ – ngao chết chứa nhiều vi khuẩn độc hại, chế biến món ăn cho bé.
Không nên cho trẻ ăn con ngao dưới 1 tuổi, bởi giai đoạn này khả năng nhai của bé rất kém, bé dễ nuốt ngao mà không nhai, gây nghẹn, sặc hay thậm chí mắc ở khí quản, nguy hiểm cho bé.
Tuyệt đối không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn canh ngao hay cháo ngao vì sẽ lạnh bụng, tiêu chảy. Dù ăn ngon miệng nhưng sự kết hợp này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, protein có trong ngao hoặc tạo thành chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
Không ăn ngao với thực phẩm giàu Vitamin C, việc kết hợp này dễ gây ngộ độc.
Ngao là loại thực phẩm lành tính, dễ ăn, có tác dụng thanh nhiệt vào mùa hè. Những giá trị dinh dưỡng của ngao không thể chối cãi, vì thế hãy sử dụng loại thực phẩm này cho bữa ăn thêm phong phú và tăng cường dưỡng chất cho gia đình.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm các món ăn từ ngao đơn giản mà lại dễ nấu
Nguồn: Ruốc hàu
Comments