Thực đơn giàu chất xơ giúp con nhanh thoát khỏi táo bón
- ruoc hau
- Jul 28, 2020
- 3 min read
Trẻ bị táo bón tần suất đi ngoài <3 lần/tuần thường do thiếu nước, thiếu chất xơ. Cách điều trị dạng táo bón này không khó, cơ bản chỉ cần thêm rau củ, trái cây, uống nhiều nước và bổ sung lợi khuẩn là có thể trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng táo bón mạn tính ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
Vậy khi bé bị táo bón cấp tính mẹ cần chuẩn bị thực đơn như thế nào?

1/ Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị táo bón
Do chức năng (chiếm 95%)
Do chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu hợp lý.
Do trẻ nín giữ phân vì mải chơi, làm phân cứn, to hơn, đi tiêu bị đau càng nín đi cầu.
Do khẩu phần ăn ít chất xơ, thiếu nước.
Trẻ ít vận động, căng thằng do môi trường toilet mới (như đi học).
Sữa công thức không phù hợp.
Do uống nhiều loại thuốc chữa coi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, viêm hô hấp,…

Do bệnh lý (chỉ chiếm 5%)
Do nhu động ruột chậm (bẩm sinh).
Do mắc bệnh lý về tuyến giáp, viêm đường tiêu hóa, hệ thần kinh, phình đại tràng bẩm sinh, bệnh lý xung quanh hậu môn,…
Tuy nguyên nhân táo bón do bệnh lý chỉ chiếm 5% tổng số ca nhưng cha mẹ không thể chắc chắn rằng con mình không gặp phải, do đó mà phụ huynh cần đưa con đến khám nếu dùng các biện pháp cải thiện chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ mà vẫn không thuyên giảm.
2/ Thực đơn chữa táo bón cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Bé từ lúc sơ sinh đến khi được 6 tháng tuổi nguồn cung cấp dinh dưỡng chính là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức (với những mẹ bị ít sữa hoặc mất sữa). Khi trẻ bị táo bón, mẹ nên cho bé bú càng nhiều sữa càng tốt và “nhiệm vụ” của mẹ là ăn càng nhiều rau củ quả càng tốt. Còn với những mẹ không có sữa thì nên dùng sữa bò hoặc sữa dê để trẻ dễ hấp thụ hơn.

3/ Thực đơn chữa táo bón cho trẻ ăn dặm trên 6 tháng tuổi
Khi trẻ đã bước sang tháng thứ 6 tức là khi này trẻ đã bắt đầu làm quen với chế độ ăn mới. Bé bị táo bón trong giai đoạn này mẹ nên lưu ý những điểm sau:
Nên cho con ăn 2 thìa mận nghiền và nước ép mận mỗi ngày.
Tăng cường các món ăn giàu chất xơ vào thực đơn như các loại rau xanh, khoai lang, trái cây mát như dưa hấu, dưa leo,…
Cho bé ăn mỗi ngày 1-2 hộp sữa chua, tự làm là tốt nhất cung cấp nguồn lợi khuẩn cần thiết.
Khi mới ngủ dậy, cho trẻ uống một ly nước lọc đun sôi để nguội với một lượng vừa đủ.
>>> Xem thêm: Bé ăn dặm bị táo bón mẹ đừng bỏ qua 6 món cháo dinh dưỡng sau đây giúp nhuận tràng, bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả
4/ Hướng dẫn mẹ cách phòng tránh và cải thiện táo bón cho con
Trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp phải các tình trạng bị rối loạn, trong đó có tình trạng táo bón. Để phòng ngừa và hạn chế tối đa khả năng ảnh hưởng lâu dài của táo bón, cha mẹ nên lưu ý những điểm sau đây:

Cho bé tắm nước ấm 2-3 lần trong ngày, tránh tắm nước lạnh.
Massage bụng theo chiều kim đồng hồ giúp kích thích nhu động ruột.
Nhắc nhở bé đi vệ sinh đều đặn, tránh nín nhịn, thời gian đi toilet mỗi lần từ 3-5 phút.
Dạy bé nhai kỹ, khuyến khích bé ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước.
Không nên cho trẻ (từ 18 tháng tuổi) tiêu thụ sữa bò quá 500ml mỗi ngày.
Ba mẹ nên chế biến các món ăn từ rau củ quả đa dạng giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Trẻ phân cứng, không đi được cần dùng thuốc làm mềm phân dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để xổ ra ngay.
Điều trị dứt điểm chứng táo bón là điều rất cần thiết để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây biếng ăn, chậm lớn và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Cha mẹ đừng quên cho trẻ tắm nắng thường xuyên và khuyến khích trẻ vận động, không nằm hay ngồi yên xem điện thoại, tivi khi vừa ăn xong nhé.
Nguồn: Ruốc hàu
Commentaires